Rung nhĩ và cuồng nhĩ đều là những biểu hiện của rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên về bản chất, triệu chứng của hai bệnh lý này là khác nhau. Do đó, phân biệt đúng triệu chứng và nguyên nhân hình thành của hai bệnh lý này rất quan trọng trong việc đưa ra chẩn đoán và các phác đồ điều trị phù hợp.

Rung-nhi-va-cuong-nhi-deu-la-nhung-bieu-hien-cua-roi-loan-nhip-tim.jpg

Rung nhĩ và cuồng nhĩ đều là những biểu hiện của rối loạn nhịp tim

Rung nhĩ và cuồng nhĩ là hai bệnh khác nhau

Đầu tiên, chúng ta nên hiểu rằng rung nhĩcuồng nhĩ tương tự nhau nhưng là hai bệnh hoàn toàn khác nhau.

Rung nhĩ (rung tâm nhĩ) là tình trạng tim của một người nào đó phát triển bất thường và sự bất thường này bắt nguồn từ tâm nhĩ. Hoạt động điện và cơ học trong tâm nhĩ trở nên không đều, mặc dù điều này không liên quan đến hoạt động trong tâm thất. Rung nhĩ thường xuất hiện cấp tính, từng đợt hay vĩnh viễn.

Tương tự rung nhĩ, cuồng nhĩ cũng là tình trạng tim của một người phát triển một nhịp bất thường bất nguồn từ tâm nhĩ. Cuồng nhĩ xảy ra khi tâm nhĩ bị kích thích bởi các dòng điện và cơ học có tần suất đập 250 - 300 bpm thay vì chỉ từ 60 - 100 bpm như bình thường.

Điểm giống nhau giữa rung nhĩ và cuồng nhĩ:

  • Rung nhĩ và cuồng nhĩ đều được bắt nguồn từ việc nhịp tim đập bất thường và cách điều trị cũng tương tự nhau.

  • Biểu hiện của 2 loại bệnh này cũng giống nhau, điều này thường gây khó khăn trong việc phân biệt hai loại bệnh này.

  • Rung nhĩ và cuồng nhĩ có thể gây ra những biến chứng tương tự nhau nếu không được điều trị đúng cách.

Điểm khác nhau giữa rung nhĩ và cuồng nhĩ:

  • Bệnh rung nhĩ phổ biến hơn do các bệnh lý tim mạch như bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường và hút thuốc. Diễn biến của rung nhĩ ổn định nhưng không thể điều trị dứt điểm.

  • Cuồng nhĩ ít phổ biến hơn và thường là thứ phát từ một cơn dẫn điện mạnh trong tâm nhĩ.

Rung-nhi-cung-la-mot-loai-nhip-nhanh-nhi-khac-co-moi-lien-he-mat-thiet-voi-cuong-nhi.jpg

Rung nhĩ cũng là một loại nhịp nhanh nhĩ khác có mối liên hệ mật thiết với cuồng nhĩ

Để phân biệt rung nhĩ và cuồng nhĩ, các bác sĩ còn sử dụng điện tâm đồ. Theo đó, đường biểu diễn sóng điện tim từ hai nhĩ trong rung nhĩ là đường lăn tăn, không đều. Còn sóng điện tim ở cuồng nhĩ có dạng răng cưa mẻ và đều hơn.

Triệu chứng của rung nhĩ và cuồng nhĩ khác nhau như thế nào?

Thực tế hiện nay nhiều người vẫn còn khá mơ hồ trong việc phân biệt triệu chứng giữa rung nhĩ và cuồng nhĩ bởi vì triệu chứng của hai bệnh này khá giống nhau. Nếu chẩn đoán sai có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, phân biệt triệu chứng lâm sàng của hai tình trạng rối loạn nhịp tim này là điều rất cần thiết.

Bảng phân biệt triệu chứng của rung nhĩ và cuồng nhĩ

Triệu chứng

Rung tâm nhĩ

Cuồng nhĩ

Nhịp tim nhanh

Thường nhanh chóng

Thường nhanh chóng

Mạch không đều

Luôn luôn bất thường

Có thể thường xuyên hoặc bất thường

Chóng mặt hoặc ngất xỉu

Đánh trống ngực (cảm giác như tim đang đập hoặc đập mạnh)

Hụt hơi

Suy nhược hoặc mệt mỏi

Đau hoặc tức ngực

Tăng khả năng hình thành cục máu đông và đột quỵ

 

 

Phat-hien-mot-so-trieu-chung-cua-rung-nhi-va-cuong-nhi.jpg

Phát hiện một số triệu chứng của rung nhĩ và cuồng nhĩ

Nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh rung nhĩ và cuồng nhĩ 

Việc xác định nguyên nhân gây ra bệnh rung nhĩ và cuồng nhĩ đến nay vẫn khá mơ hồ. Tuy nhiên, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đều thống nhất và cho rằng nguyên nhân chính gây nên hai triệu chứng rối loạn này cơ bản là giống nhau, cụ thể:

  • Do di chứng của những cơn đau tim trước đây

  • Tăng huyết áp

  • Bệnh tim

  • Suy tim

  • Van tim bất thường

  • Dị tật bẩm sinh

  • Bệnh phổi mãn tính

  • Phẫu thuật tim

  • Nhiễm trùng nghiêm trọng

  • Sử dụng quá nhiều rượu bia hay ma túy

  • Tuyến giáp thừa.

  • Chứng ngưng thở khi ngủ

  • Bệnh tiểu đường

  • Bệnh nhân có tiền sử  bệnh cuồng nhĩ có nguy cơ cao bị rung nhĩ trong tương lai.

Cách điều trị rung nhĩ và cuồng nhĩ theo dạng bệnh

Chỉ định chuyển nhịp và duy trì nhịp xoang

Điều trị bằng phương pháp chỉ định chuyển nhịp được áp dụng trong trường hợp rung nhĩ có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh, thông qua một số biểu hiện sau:

  • Bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ, có thể đe dọa đến tính mạng.

  • Mất ý thức.

  • Tụt huyết áp nghiêm trọng.

  • Suy tim xung huyết.

  • Không kiểm soát được nhịp thất.

  • Kích thước nhĩ trái trên siêu âm tim nhỏ hơn 4,5cm.

  • Rung nhĩ kéo dài ít hơn 1 năm (6 tháng đến 1 năm).

  • Mức độ suy tim dưới NYHA III.

Các bác sĩ có thể lựa chọn điều trị cho bệnh nhân rung nhĩ bằng các loại thuốc uống như Amiodarone, Flecainide hay Propafenone đối với bệnh nhân dưới 1 tháng. Bệnh nhân bị rung nhĩ trên 1 tháng có thể cân nhắc điều trị bằng sốc điện.

Kiểm soát đáp ứng thất

Biện pháp điều trị này chỉ định cho những bệnh nhân thuộc các trường hợp:

  • Rung nhĩ không triệu chứng và không có bắt buộc phải chuyển nhịp xoang

  • Rung nhĩ dai dẳng mà khả năng duy trì nhịp xoang bằng thuốc chống loạn nhịp là khó thực hiện.

  • BN nguy cơ tai biến của thuốc chống loạn nhịp lớn hơn nguy cơ rung nhĩ.

  • Rung nhĩ vĩnh viễn.

Đối với phương điều trị bằng kiểm soát đáp ứng thất, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc có tác dụng ức chế, kiểm soát nhịp tim, có thể kết hợp cùng thuốc loạn nhịp đối với trường hợp nặng hơn.

Phòng ngừa thuyên tắc mạch do huyết khối

Đối với tất cả bệnh nhân rung nhĩ đơn độc dưới 60 tuổi đều được chỉ định sử dụng thuốc chống đông dự phòng huyết khối. Bên cạnh đó, hai dòng thuốc Aspirin và Clopidogrel đều có thể thay thế được cho thuốc kháng vitamin K. 

Tóm lại, rung nhĩ và cuồng nhĩ đều là những bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ để lại nhiều biến chứng. Do đó, bên cạnh các phương pháp điều trị Y khoa, người bệnh cũng cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học. Đồng thời luôn theo dõi tình trạng bệnh một cách sát sao và chủ động thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường.

Tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/atrial-flutter-vs-atrial-fibrillation 

  • https://www.bhf.org.uk/informationsupport/heart-matters-magazine/medical/ask-the-experts/atrial-flutter 

  • https://onewelbeck.com/cardiology/news/atrial-fibrillation-atrial-flutter/