Rung nhĩ là một rối loạn nhịp nhanh, không đều xảy ra ở trong tâm nhĩ. Đây là một  dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm và là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ não, làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh tim mạch, người cao tuổi. Điều trị rung nhĩ cùng lúc cần đạt hai mục tiêu: cắt cơn rung nhĩ kịch phát và dự phòng huyết khối, ngăn ngừa tái phát đột quỵ. Có nhiều phương pháp điều trị rung nhĩ như sử dụng thuốc cắt cơn, điều trị nguyên nhân hoặc can thiệp loại bỏ ổ loạn nhịp hay bổ sung thảo dược nhằm phòng tránh cơn rung nhĩ tái phát…

rung nhĩ là một rối loạn nhịp nhanh

Rung nhĩ là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ phổ biến nhất

Thuốc điều trị rung nhĩ

Sử dụng thuốc được xem là phương pháp điều trị rung nhĩ phổ biến nhằm kiểm soát rung nhĩ,  đưa nhịp tim trở về bình thường. Ngoài các thuốc điều trị bệnh lý nền gây rung nhĩ, thuốc chống đông máu là thuốc chủ lực trong việc ngăn ngừa đột quỵ não hoặc những biến chứng nguy hiểm khác do rung nhĩ gây nên.

thuốc điều trị rung nhĩ nhịp nhanh

Bạn có thể được chỉ định một số loại thuốc kiểm soát cơn rung nhĩ trong quá trình điều trị

Thuốc kiểm soát cơn rung nhĩ

Để có thể kiểm soát tốt các cơn rung nhĩ, bạn sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim với mục tiêu làm điều chỉnh những nhịp tim nhanh về nhịp bình thường và cải thiện quá trình bơm máu của tim được tốt hơn. 

Một số nhóm thuốc giúp kiểm soát cơn rung nhĩ mà bạn có thể được chỉ định như:

  • Nhóm thuốc chẹn beta: có công dụng làm chậm nhịp tim nhanh

    • Propranolol ( Inderal , Innopran )

    • Bisoprolol (Zebeta, Ziac),

    • Timolol (Betimol, Istalol)

    • Carvedilol (Coreg)

    • Metoprolol ( Lopressor , Toprol)

  • Nhóm thuốc chẹn kênh canxi: giúp giảm những cơn co thắt và làm chậm nhịp tim nhanh.

    • Verapamil (Calan, Calan SR, Covera-HS, Isoptin SR, Verelan)

    • Timolol (Betimol, Istalol)

    • Diltiazem ( Cardizem , Dilacor )

  • Thuốc chẹn kênh canxi: có công dụng đưa nhịp tim rối loạn của bạn trở về nhịp xoang bình thường bằng cách làm chậm các tín hiệu điện.

    • Quinidine

    • Flecainide ( Tambocor )

    • Propafenone ( Rythmol )

  • Thuốc chẹn kênh kali: giúp làm chậm các nhịp tim nhanh bất thường

    • Sotalol ( Betapace , Sorine, Sotylize )

    • Amiodarone ( Cordarone , Nexterone Pacerone )

    • Dofetilide ( Tikosyn )

Mặc dù có nhiều công dụng trong việc điều trị và kiểm soát những cơn rung nhĩ nhưng nhược điểm lớn nhất của các loại thuốc chống rối loạn nhịp tim này là có thể gây ra tác dụng phụ như:

  • Khó ngủ

  • Hạ huyết áp

  • Buồn nôn

  • Khó ngủ

  • Cơ thể mệt mỏi, tay chân lạnh

  • Gây rối loạn nhịp tim

  • Sưng mắt cá chân

  • Suy tim

  • Táo bón

Do đó, để hạn chế được những tác dụng phụ mà các nhóm thuốc này gây nên, bạn nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý thay đổi thuốc cũng như liều lượng và đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng.

Thuốc chống đông dự phòng huyết khối

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rung nhĩ và tính chất của cơn rung nhĩ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định một số thuốc chống đông đường uống hoặc đường tiêm trong điều trị rung nhĩ để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây đột quỵ não (tai biến mạch não)

Các loại thuốc chống đông đường uống dùng trong điều trị và dự phòng huyết khối, bao gồm:

  • Thuốc chống đông kháng Vitamin K

  • Thuốc chống đông đường uống thế hệ mới (Noacs): 

  • Dabigatran biệt dược Pradaxa® có hiệu quả tốt hơn và an toàn hơn sơ với warfarin (ít gây xuất huyết hơn)

  • Rivaroxaban biệt dược là Xarelto. Đây là chống đông thế hệ 2 với nhiều ưu điểm hơn. Thuốc này cũng được dùng chống đông trong các phẫu thuật khác và mới đây được khuyến cáo sử dụng chống đông ở bệnh nhân nhiễm SARs-CoV 2

  • Apixaban tên biệt dược Eliquis® - thuốc chống đông thế hệ 3. Ưu điểm lớn nhất cả thuốc chống đông Apixaban là ít chảy máu và không cần xét nghiệm chỉ số INR thường xuyên như các loại thuốc chống đông máu khác

Các thuốc chống đông đường tiêm được sử dụng trong các tình huống cấp cứu hoặc trong các trường hợp đặc biệt và chủ yếu được cùng tại bệnh viện như:  

  • Heparin.
  • Enoxaparin (Lovenox).

Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc chống đông máu bạn cần chú ý vì chúng có thể gây những tác dụng phụ như máu quá loãng dẫn đến xuất huyết dưới da (gây bầm tím) hoặc xuất huyết (chảy máu) nội tạng. Do đó, để hạn chế các tác dụng phụ do các loại thuốc này gây nên, bạn nên hạn chế những hoạt động mạnh có thể dẫn đến bị chấn thương. Uống thuốc chống đông cần đi xét nghiệm máu mỗi tháng để được bác sĩ đánh giá lại hiệu quả điều trị và điều chỉnh liều khi cần thiết.

cần chú ý khi sử dụng thuốc đông máu điều trị rung nhĩ nhịp nhanh

Cần chú ý khi sử dụng các loại thuốc chống đông máu vì chúng có thể gây nhiều tác dụng phụ

Dự phòng huyết khối ở người bệnh rung nhĩ

  • Với các trường hợp rung nhĩ do bệnh van tim, bao gồm cả các trường hợp thay van tim nhân tạo, sửa chữa van tim hoặc hẹp van 2 lá mức độ vừa đến nặng, buộc phải dùng vitamin K, với INR (chỉ số đông máu) cần đạt từ 2.0 - 3.0

  • Với bệnh nhân rung nhĩ do hội chứng mạch vành cấp, bao gồm bệnh nhân sau đặt stent mạch vành, nhồi máu cơ tim, cần dùng thuốc dự phòng đột quỵ cùng với các thuốc chống tập kết tiểu cầu. Tùy từng mức độ nặng nhẹ sẽ được chỉ định dùng hai hay ba loại chống đông, chống tập kết tiểu cầu.

  • Riêng các trường hợp bệnh mạch vành ổn định hoặc đặt stent trên 12 tháng chỉ cần dùng một thuốc chống đông đường uống

  • Dự phòng đột quỵ thứ phát: Nguy cơ đột quỵ thứ phát do rung nhĩ rất cao và tỷ lệ thuận với tuổi tác. Do vậy, tất cả những người đã bị đột quỵ do rung nhĩ cần được sử dụng thuốc chống đông hàng ngày

Điều trị rung nhĩ bằng sốc điện chuyển nhịp

Phương pháp sốc điện chuyển nhịp giúp dập tắt các rối loạn nhịp để chuyển nhịp tim về nhịp xoang (nhịp bình thường). Có 2 loại sốc (shock) điện được dùng trong điều trị rối loạn nhịp tim nhưng chỉ có shock điện chuyển nhịp là shock điện đồng bộ giúp chuyển nhịp rung nhĩ, cuồng nhĩ, tim nhanh nhĩ, nhanh thất

Trước khi tiến hành thủ thuật này, bạn sẽ được khám và sử dụng thuốc chống đông. Để bắt đầu thực hiện bạn sẽ được bác sĩ gây mê. Tiếp đến, bác sĩ sẽ thực hiện dán những miếng điện cực lên ngực hoặc lưng của bạn để bác sĩ có thể tạo một cú sốc điện và chuyển nhịp tim về lại bình thường. 

Bạn sẽ không cảm nhận bất kỳ đau đớn nào trong quá trình thực hiện sốc điện vì đã được gây mê và có thể về nhà trong ngày. Đa số các trường hợp điều trị rung nhĩ thì chỉ cần thực hiện sốc điện một lần. Bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại kem hoặc thuốc bôi da để giảm đau hoặc ngứa đối với những trường hợp bị kích ứng bởi những tấm điện cực.

Sốc điện chuyển nhịp là một trong những phương pháp điều trị rung nhĩ phổ biến

Sốc điện chuyển nhịp là một trong những phương pháp điều trị rung nhĩ phổ biến

Can thiệp loại bỏ ổ loạn nhịp

Đốt điện tim qua ống thông

Đốt điện tim hay là một phương pháp điều trị rối rung nhĩ bằng cách loại bỏ những ổ phát nhịp tim bất thường. Đầu tiên, bác sĩ sẽ luồn một chiếc ống nhỏ mỏng, mềm vào mạch máu ở cổ hoặc chân và theo đường đó để dẫn đến trái tim của bạn. Sau khi đã đến được những vị trí gây rối loạn nhịp tim, ống này sẽ phát ra tín hiệu điện để loại bỏ các tế bào đó. Sau khi ổ nhịp tim bất thường được xử lý, nhịp tim của bạn sẽ dần ổn định trở lại bình thường.

Có hai phương pháp đốt điện tim qua ống thông phổ biến là:

  • Cryoablation: phương pháp này được thực hiện  thông qua một ống thông duy nhất, đưa một quả bóng có tẩm chất làm đóng băng các mô gây rối loạn nhịp tim.

  • Đốt ống thông tần số vô tuyến: bác sĩ sẽ gửi năng lượng tần số vô tuyến (tương tự nhiệt vi sóng) thông qua ống thông để tạo ra những vết sẹo tròn xung quanh nhóm tĩnh mạch hoặc mỗi tĩnh mạch.

Thủ thuật Cox maze III 

 Với phương pháp điều trị rung nhĩ bằng thủ thuật Cox maze phiên bản 3, bác sĩ sẽ sử dụng nguồn năng lượng lạnh, sử dụng nhiệt, nhiệt hoặc dao mổ để tạo ra một mô hình mô sẹo hình mê cung bên trong các buồng trên của tim. Thủ thuật này nhằm tạo ra các đường cắt trong tâm nhĩ để triệt phá ổ phát nhịp kích hoạt cơn rung nhĩ bền bỉ hoặc dai dẳng. Các mô sẹo hình thành ở những đường cắt này sẽ cản trở những tín hiệu tim bất thường  gây ra rung nhĩ.

Ngoài công dụng điều trị rung nhĩ, phương pháp này cũng thường được sử dụng trong điều trị các dạng phẫu thuật tim khác như sửa van tim, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Cắt bỏ đường dẫn truyền qua nút nhĩ thất

Để thực hiện cắt bỏ đường dẫn truyền qua nút nhĩ thất, bác sĩ sẽ đưa một ống thông vào tĩnh mạch của bạn để dẫn đến nút nhĩ thất (AV) và  một dây thần kinh dẫn đến các xung điện giữa các ngăn trên và dưới của tim.

Thông qua ống thông này, bác sĩ sẽ gửi năng lượng tần số vô tuyến để phá huỷ nút nhĩ thất để ngăn các tín hiệu bất thường đến tâm thất của tim. Sau khi thực hiện phương pháp này, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện cấy máy tạo nhịp tim với mục tiêu cung cấp các xung điện để nhịp 

Bạn sẽ được yêu cầu thực hiện cắt bỏ đường dẫn truyền nút nhĩ thất khi:

  • Không đáp ứng được với thuốc điều trị rung nhĩ.

  • Không được chỉ định sử dụng thuốc vì những tác dụng phụ.

Bác sỹ tư vấn điều trị rung nhĩ bằng phương pháp mới

Điều trị nguyên nhân gây rung nhĩ

Một mục tiêu quan trong trong điều trị bệnh rung nhĩ là điều trị tốt nhất có thể các nguyên nhân gây rung nhĩ bằng thuốc hay các thủ thuật tim mạch hoặc thay đổi lối sống để ngăn chặn cơn nhịp nhanh nhĩ và kiểm soát rủi ro. 

Những nguyên nhân gây rung nhĩ thường gặp nhất là bệnh tăng huyết áp, bệnh van tim 2 lá, 3 lá, bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, bệnh cường giáp hoặc uống quá nhiều rượu.  Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn là: nhồi máu phổi, tim bẩm sinh, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim. 

Cần kiểm soát tốt những nguyên nhân gây rung nhĩ như tăng huyết áp

Cần kiểm soát tốt những nguyên nhân gây rung nhĩ như tăng huyết áp

Sử dụng thảo dược Khổ sâm

Bên cạnh những phương pháp điều trị rung nhĩ đã nêu trên, người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ ổn định nhịp tim có thành phần chính là thảo dược Khổ sâm để bổ trợ nâng cao hiệu quả điều trị. 

Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy các hoạt chất sinh học tự nhiên có trong Khổ sâm, có hiệu quả ổn định nhịp tim, với nhiều dạng rối loạn nhịp tim. Đặc biệt với rung nhĩ, Khổ sâm có tác dụng ức chế tác nhân kích hoạt cơn rung nhĩ nên hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ rung nhĩ.

Ngoài ra, Khổ sâm còn giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim và làm thư giãn mạch máu nên có hiệu quả với các trường hợp nhịp tim nhanh do căng thẳng, stress, rối loạn lo âu nên có tác dụng ổn định nhịp tim tương tự như nhóm thuốc chẹn beta (thuốc chính trong điều trị nhịp tim nhanh).

Lợi thế của Khổ sâm là giúp cơ thể tự điều chỉnh rối loạn nhịp và đưa nhịp tim về ngưỡng bình thường không gây phản ứng bất lợi cho người bệnh như các thuốc hóa dược.

Theo một đánh giá dựa trên nghiên cứu của Đại học Y dược Bắc Kinh, Khổ sâm là thảo dược mang lại những tác động tích cực đến những dạng rối loạn nhịp tim khác nhau, đặc biệt là rung nhĩ. Do đó, việc bổ sung thảo dược Khổ sâm thông qua các sản phẩm sức khỏe được chiết xuất từ chúng cũng là một giải pháp an toàn mà bạn nên xem xét trong quá trình điều trị rung nhĩ.

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-ninh-tam-vuong-la-su-ket-hop-tu-cac-loai-thao-duoc-quy-tu-dong-y.jpg

Thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương là sản phẩm được chiết xuất từ tinh chất Khổ Sâm

Điều chỉnh lối sống theo hướng khoa học

Nhịp tim được điều tiết bởi hệ thần kinh thực vật nên dễ bị tác động bởi yếu tố cảm xúc, môi trường, lối sống. Đặc biệt là rượu chè, cafe có thể đánh thức cơn rung nhĩ tiềm ẩn.

Do vậy,  xây dựng một lối sống lành mạnh cho bản thân và nghiêm túc thực hiện nó cũng có thể mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong quá trình điều trị rối loạn nhịp tim tim nói chung, bệnh rung nhĩ nói riêng. Một số thói quen tốt mà bạn nên cố gắng duy trì như:

  • Không hút thuốc lá: thuốc lá không chỉ có hại cho tim, làm tăng nhịp tim mà còn gây co thắt vành, xơ vữa động mạch vành, ung thư phổi

  • Bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho tim: hạn chế sử dụng chất béo từ động vật, sử dụng ít muối và bổ sung sung nhiều rau xanh, trái cây và nhiều thực phẩm khác tốt cho tim mạch.

  • Tập thể dục đều đặn: Không chỉ giúp tăng sức dẻo dai, sức bền cho tim và cơ thể, việc tập thể dục cũng có thể giúp bạn loại bỏ nhiều nguy cơ bệnh tật khác. Lưu ý không tập gắng sức, vì có thể kích hoạt nhịp tim nhanh.

  • Không sử dụng bia rượu: bia rượu hay chất kích thích luôn được xem là kẻ thù gây nên rung nhĩ nói riêng và các bệnh lý tim mạch nói chung.

  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý:  việc giảm cân và ngăn ngừa béo phì, thừa cân không chỉ có tác dụng kiểm soát những cơn rung nhĩ tốt hơn mà còn có thể hạn chế những nguy cơ phát triển bệnh.

  • Đảm bảo huyết áp mục tiêu và cholesterol luôn ở trong giới hạn: thông qua những thói quen sống lành mạnh và sử dụng thêm thuốc hỗ trợ.

  • Theo dõi bệnh thường xuyên: bạn nên thực hiện khám sức khỏe theo đúng chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng liều lượng và hãy đến gặp bác sĩ ngay khi thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường.

Nên theo dõi bệnh và đều đặn đi tái khám định để phòng ngừa những biến chứng rung nhĩ

Nên theo dõi bệnh và đều đặn đi tái khám định để phòng ngừa những biến chứng rung nhĩ

Với sự tiến bộ không ngừng của Y học hiện đại, việc điều trị cắt cơn nhịp tim nhanh gây rung nhĩ không khó nhưng để điều trị triệt để rối loạn nhịp nhĩ và dự phòng nguy cơ rung nhĩ không dễ dàng. Vì vậy, để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến sự sống của người bệnh như đột quỵ, suy tim do rung nhĩ gây nên, người bệnh rung rĩ cần uống thuốc và thực hiện tốt các chỉ dẫn điều trị của bác sĩ. Dùng thêm sản phẩm hỗ trợ ổn định nhịp tim từ Khổ sâm cũng là cách để tăng hiệu quả điều trị rung nhĩ và giúp tăng cường sức khỏe trái tim..

Nguồn tham khảo:

  • https://www.webmd.com/heart-disease/atrial-fibrillation/atrial-fibrillation-treatment   
  • https://www.nhs.uk/conditions/atrial-fibrillation/treatment/   
  • http://vnha.org.vn/cate.asp?cate_id=232
  • http://vnha.org.vn/detail.asp?id=312
  • http://vnha.org.vn/upload/hoinghi/dh152016/le%20vo%20kien-Tong%20quan%20Shock%20dien%20chuyen%20nhip.pdf