Rối loạn nhịp tim ngoài gây ra những triệu chứng khó chịu như hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi… còn có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến mạng sống nếu bạn không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vậy nên điều trị rối loạn nhịp tim như thế nào thì hiệu quả? Cùng Ninh Tâm Vương tìm hiểu ngay một số phương pháp điều trị được áp dụng nhiều nhất hiện nay nhé!

điều trị rối loạn nhịp tim

Điều trị rối loạn nhịp tim như thế nào để mang lại hiệu quả là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm

Có bao nhiêu phương pháp điều trị rối loạn nhịp hiệu quả tại nhà?

Có 6 phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim là:

  1. Điều trị rối loạn nhịp tim bằng thuốc

  2. Điều trị rối loạn nhịp tim bằng phương pháp phổ biến 

  3. Điều trị rối loạn nhịp tim chậm 

  4. Điều trị rối loạn nhịp tim nhanh

  5. Phương pháp can thiệp phẫu thuật 

  6. Điều trị rối loạn nhịp tim bằng thay đổi lối sống

Cách chẩn đoán rối loạn nhịp tim 

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng rối loạn nhịp tim thì cần thực hiện các biện pháp chẩn đoán để nhanh chóng điều trị rối loạn nhịp tim. Người bệnh được yêu cầu cung cấp các thông tin về tình trạng bệnh như: triệu chứng và lịch sử bệnh; sau đó bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng. Các cách chẩn đoán rối loạn nhịp tim: 

  • Đo điện tim Holter (điện tim 24 giờ): ghi lại hoạt động của tim trong vòng một ngày. 

  • Điện tâm đồ: xác định hoạt động điện của tim. 

  • Siêu âm tim: cho kết quả hình ảnh về cấu trúc, kích thước và chuyển động của tim.  

  • Test gắng sức: bệnh nhân được yêu cầu cố gắng hết sức bằng cách chạy bộ hoặc đạp xe tại chỗ, lúc này nếu bị rối loạn nhịp tim thì sẽ thể hiện rõ nhất.

chuẩn đoán rối loạn nhịp tim

Chẩn đoán rối loạn nhịp tim bằng phương pháp điện tim Holter

  • Kiểm tra các triệu chứng: khi triệu chứng diễn ra thì tiến hành kiểm tra nhịp tim. 

  • Thực hiện các xét nghiệm để xác định có phải bệnh với triệu chứng tương tự. 

  • Cấy máy đo điện tâm đồ: theo dõi được nhịp tim khi bệnh nhân thay đổi tư thế.

  •  Đo điện sinh lý tim. 

  • Kiểm tra tuyến giáp xem có bất thường không. 

Bác sĩ chỉ định phương pháp chẩn đoán còn phụ thuộc vào biểu hiện của tình trạng rối loạn nhịp và tiền sử bệnh. Khi đã xác định được nguyên nhân thì bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị rối loạn nhịp tim phù hợp nhất. 

5 Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả 

Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả

Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả

Điều trị rối loạn nhịp tim bằng thuốc

Thuốc tây là phương pháp có thể được chỉ định trong điều trị rối loạn nhịp tim nếu bạn đến các cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh sau đó đưa ra liều lượng và các loại thuốc bạn cần sử dụng. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn có thể kể đến như:

  • Thuốc chẹn beta: Là nhóm thuốc đầu tay trong điều trị rối loạn nhịp tim. Nhóm thuốc này mang lại hiệu quả thư giãn cơ tim, chuyên dùng trong điều trị nhịp tim nhanh, huyết áp cao hoặc ngăn chặn các cơn rối loạn nhịp tim tái phát. Thuốc có thể gây ra một vài tác dụng phụ như rối loạn dẫn truyền nghiêm trọng hơn, khó ngủ, rối loạn chức năng tình dục hoặc rối loạn tiêu hoá… Người bệnh lưu ý không được ngưng thuốc đột ngột để tránh gặp phải cơn nhịp nhanh nguy hiểm tới tính mạnh.

  • Thuốc chẹn kênh canxi: nhóm thuốc này có công dụng kiểm soát rối loạn nhịp tim của các khoang trên như làm chậm nhịp tim nhanh hoặc tốc độ truyền tín hiệu. Tuy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài, thuốc chẹn canxi có thể dẫn đến rung thất hoặc một số tác dụng phụ khác như sưng bàn chân, huyết áp thấp hoặc các vấn đề về tiêu hoá. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu gặp phải các tác dụng bất lợi này trong quá trình sử dụng.

  • Thuốc chống loạn nhịp khác: 

    • Thuốc chống loạn nhịp theo cơ chế chẹn kênh kali, natri để điều chỉnh lại nồng độ các ion này tại tế bào cơ tim, từ đó ngăn chặn những cơn rối loạn nhịp tim với công dụng chuyển đổi nhịp tim thành nhịp điệu bình thường (nhịp xoang) như amiodarone, Quinidine, Lidocaine... 

    • Adenosine: là loại thuốc chuyên dùng trong điều trị loạn nhịp tim theo cơ chế hoạt động làm chậm những xung điện trong tim, nhờ đó mà kiểm soát nhịp tim lại bình thường. Thuốc có thể gây nên tác dụng phụ như khó thở, đau ngực, đỏ bừng lúc mới uống nên hiện tại ít được sử dụng phổ biến..

    • Digoxin: là loại thuốc thuộc nhóm glycoside tim mạch chuyên dùng trong điều trị nhịp tim nhanh. Tuy nhiên có thể gây nên tác dụng phụ là rối loạn nhịp tim và buồn nôn nên hiện nay ít được sử dụng.

Tìm hiểu thêm: Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim phổ biến & lưu ý khi sử dụng

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim cần được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim theo: msdmanuals.com

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim theo: msdmanuals.com

  • Thuốc chống đông máu: có công dụng ngăn ngừa nguy cơ hình thành máu đông và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ.  Một số loại thường dùng như aspirin, warfarin, rivaroxaban, apixaban... 

  • Thuốc làm tăng nhịp tim cho người bị nhịp tim chậm như: atropine, adrenaline, dopamine.. là một số loại thuốc có tác dụng tăng nhịp tim và thường được chỉ định cho các bệnh nhân nhịp tim chậm do rối loạn nhịp tim.

Khi uống thuốc chữa rối loạn nhịp tim thì cần lưu ý tuân thủ liều lượng đúng theo kê toa của bác sĩ. Nếu sử dụng khác với chỉ dẫn của bác sĩ thì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: 

  • Rối loạn nhịp tim nặng nề hơn. 

  • Chân bị sưng. 

  • Dị ứng thuốc. 

  • Làn da trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, dễ bị thâm sạm. 

  • Mắt mờ. 

  • Các bệnh về tiêu hoá như táo bón, tiêu chảy, … 

Điều trị rối loạn nhịp tim bằng phương pháp phổ biến 

Mỗi nguyên nhân và loại rối loạn nhịp tim đều có phương pháp điều trị khác nhau và phù hợp nhất. Sau đây là một số cách chữa rối loạn nhịp tim phổ biến nhất: 

Điều trị rối loạn nhịp tim chậm 

Khi bị nhịp tim chậm thì có thể sử dụng thuốc để điều trị. Nếu sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả thì sẽ được chỉ định cấy máy tạo nhịp tim bên dưới cơ ngực. Máy này có tác dụng tạo xung điện kích thích vào tim, giúp tim đập với tần số bình thường, giảm nguy cơ đột tử. 

Điều trị rối loạn nhịp tim nhanh

  • Sử dụng thuốc chống loạn nhịp: để ổn định nhịp tim 

  • Phương pháp phế vị: tác động vào dây thần kinh phế vị và hệ thần kinh kiểm soát nhịp tim, có thể ngăn được tình trạng nhịp nhanh trên thất. 

  • Đốt điện tim: máy truyền sóng điện đến các ổ nhịp tim và tiến hành đốt đường dẫn truyền điện học phụ của tim,... qua đó điều trị được rối loạn nhịp tim. 

  • Sốc chuyển nhịp: cách chữa rối loạn nhịp tim này nhờ vào tác động của xung điện để khôi phục lại nhịp tim bình thường. 

Phương pháp can thiệp phẫu thuật 

Bác sĩ chỉ chỉ định phẫu thuật điều trị rối loạn nhịp khi các phương pháp nêu trên không có hiệu quả: 

  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: nếu bệnh nhân bị động mạch vành thì tình trạng rối loạn nhịp tim sẽ tệ hơn. Phẫu thuật này giúp lưu lượng máu đến tim được cải thiện hơn. 

  • Phẫu thuật Maze: ở tầng nhĩ của tim bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường để hình thành mô sẹo. Các mô sẹo giúp cắt đường đi của xung điện gây rối loạn nhịp. 

phẩu thuật điều trị rối loạn nhịp tim

Điều trị rối loạn nhịp tim còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh 

Điều trị rối loạn nhịp tim bằng thay đổi lối sống

Bên cạnh những phương pháp bằng Tây y phía trên thì để điều trị loạn nhịp tim thì lối sống hằng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bạn có thể làm giảm sự phát triển của nhịp tim bất bình thường bằng cách tập thói quen sinh hoạt lành mạnh: 

  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch: chất béo rắn, rau củ quả, ngũ cốc, chế biến thức ăn nhạt. 

  • Tập thể dục mỗi ngày: có thể tham khảo bài tập và cường độ từ bác sĩ. 

  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích khác. 

  • Duy trì cân nặng hợp lý. 

  • Giảm lượng cholesterol và kiểm soát huyết áp ổn định. 

  • Tái khám định kỳ theo chỉ định. 

  • Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, không căng thẳng: tập yoga và thiền là cách làm đem lại hiệu quả cao.

khổ sâm trị rối loạn nhịp tim

Khổ sâm là loại thảo dược có công dụng hiệu quả trong điều trị rối loạn nhịp tim


Ngoài ra, có thể dùng thảo dược Khổ sâm để điều trị loạn nhịp tim. Khổ Sâm từ lâu đã được biết đến là một loại thảo dược quý có công dụng hiệu quả trong điều trị rối loạn nhịp tim.Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Khổ sâm có thể mang lại những công dụng nổi bật như điều hoà nhịp tim, điều hòa nồng độ các chất điện giải bên trong cơ thể (canxi, natri, kali…), tăng thời gian dẫn truyền tim, ức chế tiết chất gây co mạch (adrenalin), thư giãn mạch máu nên giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, ngăn biến chứng của loạn nhịp tim…. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm sức khỏe được điều chế từ tinh chất Khổ sâm để sử dụng hỗ trợ thêm trong quá trình điều trị rối loạn nhịp tim để có thể nâng cao hiệu quả điều trị.

Xem thêm: 

Bác sỹ hướng dẫn 6 cách ổn định nhịp tim đơn giản mà hiệu quả

Điều trị rối loạn nhịp tim không phải là vấn đề một sớm một chiều có thể giải quyết ngay, mà đó là cả quá trình đòi hỏi sự kiên trì trong điều trị của bệnh nhân. Chính vì thế, nếu mong muốn một kết quả điều trị khởi sắc và khắc phục được những cơn rối loạn nhịp tim, bạn nên nghiêm khắc hơn với bản thân để từ bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ, song song với đó là sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và nên đến khám định kỳ đều đặn để có thể theo dõi tình trạng sức khoẻ cụ thể hơn.

Nguồn tham khảo:

  • https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/16751-arrhythmia-treatments 
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/8887#risk-factors-and-prevention 
  • https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/arrhythmia 
  • https://www.heart.org/en/health-topics/arrhythmia/prevention--treatment-of-arrhythmia