Nhiều người quan niệm rằng nhịp tim chậm thì tim mới khỏe, tuy nhiên không phải ai có nhịp tim thấp hơn bình thường cũng có sức khỏe tốt. Hãy cùng Ninh Tâm Vương tìm hiểu xem nhịp tim chậm là gì? Căn bệnh này có nguy hiểm không? Và khi nào cần điều trị trong bài viết sau.

Bệnh nhịp tim chậm xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi

Bệnh nhịp tim chậm xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi

Nhịp tim chậm là bao nhiêu? 

Nhịp tim chậm là tình trạng nhịp tim khi nghỉ ngơi thấp hơn 60 nhịp/phút. Điều này có thể hoàn toàn bình thường và là mong muốn của nhiều người nhưng đôi khi nó là bệnh lý rối loạn nhịp tim chậm hoặc ngoại tâm thu, gây ra các triệu chứng. 

Ở một số người sau, nhịp tim dưới 60 lần/phút được coi là bình thường:

  • Vận động viên, người thường xuyên tập thể dục thể thao hoặc làm việc cường độ nặng.

  • Người khỏe mạnh khi nằm ngủ.

  • Người cao tuổi khỏe mạnh không có bệnh lý nền.

Riêng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhịp tim sẽ bị ảnh hưởng và biến đổi theo từng độ tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi thì nhịp tim đập càng nhanh. Trung bình nhịp tim bình thường dao động từ 120-160 lần/phút. Trẻ em nhịp tim chậm sẽ rơi vào dưới 100 lần/phút.

Xem thêm:

Nhịp tim chậm có thể là bình thường hoặc bệnh lý rối loạn nhịp tim

Nhịp tim chậm có thể là bình thường hoặc bệnh lý rối loạn nhịp tim

Nhịp tim chậm nhiều khi không hề gây ra dấu hiệu bất thường nào, đặc biệt ở người khỏe mạnh, vận động viên. Còn ở những người bị nhịp tim thấp bệnh lý sẽ có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây:

  • Bị chóng mặt, hoa mắt thường xuyên.

Nhịp tim chậm gây chóng mặt, đau đầu

Nhịp tim thấp gây chóng mặt, đau đầu

  • Thỉnh thoảng ngất xỉu. 

  • Có cảm giảm khó thở, hô hấp không đều.

  • Bị mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng. 

  • Cảm giác yếu đuối, mệt mỏi, hay lo âu bồn chồn

  • Tim đôi khi đập nhanh, hồi hộp

  • Người bệnh đau tức ngực do sự suy giảm máu tới mạch vành.

Bảng đo nhịp tim chậm - bình thường:

Lứa tuổi  Nhịp tim bình thường (nhịp/ phút)
Sơ sinh 100 - 160 (nhịp/ phút)
Dưới 5 tháng 90 - 105 (nhịp/ phút)
Từ 6 đến 12 tháng 80 - 140 (nhịp/ phút)
Từ 1 đến 3 tuổi 80 - 130 (nhịp/ phút)
Từ 4 đến 5 tuổi 80 - 120 (nhịp/ phút)
Từ 6 đến 10 tuổi 70 - 110 (nhịp/ phút)
Từ 11 đến 14 tuổi 60 - 105 (nhịp/ phút)
Từ 15 đến 20 tuổi 60 -100 (nhịp/ phút)
Trên 20 tuổi 50 - 80 (nhịp/ phút)

Các nguyên nhân chính của bệnh nhịp tim chậm 

Nhịp tim chậm có thể là sinh lý ở vận động viên, người hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh lý nền còn nhịp tim thấp bệnh lý thường gây ra bởi một số nguyên nhân sau:

  • Hội chứng nút xoang

  • Bệnh rối loạn nhịp tim: bệnh lý nút nhĩ thất, block nhĩ thất, block tim, block nhánh

  • Bệnh lý tim mạch: hở van tim, tim bẩm sinh, tiền sử nhồi máu cơ tim cấp, viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim.

  • Sau phẫu thuật tim gây tổn thương hệ thống điện tim

Nguyên nhân dẫn đến nhịp tim chậm là bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh tim

Nguyên nhân dẫn đến nhịp tim chậm là bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh tim

  • Bệnh ngoài tim: suy giáp, rối loạn điện giải, ngưng thở khi ngủ, bệnh lyme, thấp tim, lupus

  • Người bị ngộ độc thảo dược hoặc hóa chất, gặp tác dụng phụ của thuốc chống loạn nhịp: chẹn beta, digoxin,...

Những người có nguy cơ cao bị nhịp tim chậm là người cao tuổi, bị huyết áp cao, dùng rượu bia, hút thuốc lá, ma túy, thường xuyên căng thẳng và lo lắng.

Nhịp tim chậm có nguy hiểm không? 

Nhịp tim chậm có thể là bệnh lý nhưng cũng có thể là sinh lý xuất hiện ở những vận động viên thể dục thể thao tập luyện cường độ cao. Nếu nhịp tim chậm là bệnh lý, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Thường xuyên ngất xỉu, có thể bị đột quỵ

  • Suy tim

  • Ngừng tim đột ngột hoặc đột tử.

Điều trị bệnh nhịp tim chậm và tăng nhịp tim hiệu quả

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nguyên nhân gây nhịp tim thấp mà có các phương pháp điều trị phù hợp.

Với những người nhịp tim chậm mà không có triệu chứng bệnh thì không cần điều trị. Còn ở người bị nhịp tim chậm bệnh lý, chỉ định điều trị bao gồm điều chỉnh lối sống, dùng thuốc hoặc cấy máy tạo nhịp tim để làm tăng nhịp tim

Sử dụng thuốc 

Nếu người bệnh bị nhịp tim chậm do suy giáp sẽ được điều trị bằng hormon tuyến giáp, người mắc bệnh lyme sẽ được chỉ định kháng sinh để tránh nhiễm trùng, khi đó nhịp tim sẽ trở về bình thường. 

Ở người bị nhịp tim chậm do thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc khác thay thế.

Những người bị nhịp chậm mà nguyên nhân, triệu chứng chưa rõ ràng và chưa được chẩn đoán xác định có thể được dùng theophylline để làm tăng nhịp tim lên.

Dùng thuốc điều trị nhịp tim chậm

Dùng thuốc điều trị nhịp tim chậm

Đặt máy tạo nhịp tim

Nếu dùng thuốc và các biện pháp khác không cải thiện được tình trạng nhịp tim chậm hoặc nhịp tim xuống quá thấp, đe dọa tới tuần hoàn của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định đặt máy tạo nhịp tim tim tạm thời hoặc tạo nhịp vĩnh viễn.

Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho người bệnh tim đập chậm

Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho người bệnh tim đập chậm

Chế độ ăn và lối sống giúp cải thiện bệnh nhịp tim chậm 

Bên cạnh việc điều chỉnh thuốc, chỉ định các loại thuốc điều trị hay can thiệp thì điều chỉnh lối sống theo hướng khoa học sẽ giúp bạn tăng nhịp tim một cách tự nhiên, an toàn. Các biện pháp này bao gồm:

Dùng thảo dược Khổ sâm

Với những người bị nhịp tim chậm do block nhánh, block nhĩ thất, ngoại tâm thu thì sử dụng thảo dược Khổ sâm sẽ giúp nâng cao và cải thiện nhịp tim. Bởi hoạt chất matrine và oxymatrine trong Khổ sâm có tác dụng ổn định tính dẫn truyền điện tim, ổn định điện thế trong tim, từ đó giúp tim đập đều đặn hơn, tránh tình trạng bỏ nhịp, mất nhịp.

Thảo dược Khổ sâm giúp cải thiện nhịp tim cho những người bị nhịp tim chậm, bồn chồn

Thảo dược Khổ sâm giúp cải thiện nhịp tim cho những người bị nhịp tim chậm, bồn chồn

Tránh xa thuốc lá, hạn chế uống cà phê

Thói quen hút thuốc lá hoặc uống cà phê sẽ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh, kéo dài thời gian chữa lành. Do đó, người bệnh tuyệt đối không hút thuốc lá, uống cà phê hoặc sử dụng các chất kích thích gây hại cho sức khỏe tim mạch. 

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý

Chế độ ăn uống khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tim trước những tác nhân gây hại. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều chất xơ, khoáng chất như chất oxy hóa, omega-3 và các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp tim khỏe mạnh

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp tim khỏe mạnh

Đồng thời, tuyệt đối không ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, protein nhiều calo, đồ tinh chế giàu muối và đường,.. Thêm nữa, đừng quên lên kế hoạch thực đơn trước và kiểm soát lượng calo nạp vào mỗi bữa ăn.

Hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, làm việc căng thẳng

Những suy nghĩ căng thẳng, áp lực trong công việc dồn nén mỗi ngày sẽ khiến nhịp tim và huyết áp bị rối loạn. Do đó, người bệnh cần thay đổi suy nghĩ, giảm thiểu áp lực, đồng thời tự tạo ra những năng lượng tích cực để bảo vệ tim và hệ thần kinh. 

Tăng cường luyện tập thể dục thường xuyên

Tùy theo thực trạng cơ địa và tình hình sức khỏe để lên chế độ rèn luyện thân thể hợp lý. Việc duy trì tập thể dục thể thao ổn định giúp hỗ trợ tim hoạt động nhịp nhàng và cơ thể khỏe mạnh. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến triệu chứng, nguyên nhân, cách chẩn đoán và chữa trị nhịp tim thấp. Bệnh sẽ không gây ra biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy theo dõi kỹ từng triệu chứng và áp dụng phác đồ điều trị phù hợp để nhanh chóng hồi phục.

Nếu người bệnh cần tư vấn thêm vấn đề gì, hãy liên hệ ngay Ninh Tâm Vương để được giải đáp chi tiết!

Tham khảo:

  • https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17841-bradycardia# 

  • https://www.heart.org/en/health-topics/arrhythmia/about-arrhythmia/bradycardia--slow-heart-rate 

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bradycardia/diagnosis-treatment/drc-20355480 

  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/324264#treatments 

Tài liệu về nhịp tim chậm: